Công Nghệ Thông Tin
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

cơ bản về nguồn máy tính - PSU (phần 3)

Go down

cơ bản về nguồn máy tính - PSU (phần 3) Empty cơ bản về nguồn máy tính - PSU (phần 3)

Bài gửi  dangluan Sat May 16, 2009 9:52 pm

VII. CÁC CHẾ ĐỘ BẢO VỆ

Bộ nguồn là một thiết bị công suất hoạt động liên tục trong môi trường khắc nghiệt, với dòng chịu tải cao nên hai chế độ bảo vệ căn bản nhất cần phải có là bảo vệ quá áp và bảo vệ chạm tải. Chúng giúp bộ nguồn bảo vệ thiết bị và tự bảo vệ mình khỏi các sự cố xảy ra khi vận hành.

Bảo vệ quá áp: vì một lý do nào đó mà mạch nắn điện và ổn áp của bộ nguồn có sự cố, làm cho điện thế ở các đường cấp điện tăng cao. Bộ nguồn sẽ tự ngưng hoạt động để không gây thiệt hại cho các thíết bị khác. Ngưỡng điện thế cắt của bộ nguồn còn tuỳ thuộc vào nhà sản suất. Mỗi bộ nguồn khác nhau sẽ có mức cắt khác nhau.

Bảo vệ chạm tải: chế độ này khá quan trọng vì nó sẽ bảo vệ cho bộ nguồn khi các đường điện bị chạm (đoản mạch). Bộ nguồn sẽ ngưng hoạt động để tự bảo vệ và hoạt động trở lại khi đã hết đoản mạch. Nếu có đủ can đảm, bạn có thể thử tính năng này bằng cách dùng dây chung (dây có màu đen) lần lượt chạm nhanh vào các đường điện của bộ nguồn. Nếu bộ nguồn có chế độ bảo vệ này thì nó sẽ ngưng chạy ngay lập tức. Đối với một bộ nguồn có chất lượng tốt, chế độ bảo vệ chạm tải có trên tất cả các đường điện chính. Còn với các bộ nguồn rẻ tiền, chế độ bảo vệ này thường chỉ có trên một hoặc hai đường điện chính (thậm chí không có).

Các chế độ bảo vệ khác: các bộ nguồn cao cấp còn có thêm một số chế độ bảo vệ khác như: quá dòng, quá tải, quá nhiệt cho bộ nguồn, quá nhiệt cho hệ thống… Các chế độ bảo vệ này làm tăng độ an toàn, giá trị cho bộ nguồn và cho cả hệ thống.

VIII. VẤN ĐỀ HIỆU SUẤT CỦA CÁC BỘ NGUỒN

Hiệu suất của một bộ nguồn được thể hiện qua tỉ lệ năng lượng tiêu thụ đầu vào (AC in) và năng lượng tạo ra (DC out) cho hệ thống. Giá trị thường dùng để tính là Watts. Bất cứ một vật gì sinh ra công đều không thể đạt được hiệu suất tối đa 100% do một phần công năng bị tiêu tốn dưới dạng nhiệt. Bộ nguồn cũng vậy, chưa có và cũng sẽ không có bộ nguồn nào đạt được hiệu suất lý tưởng 100%. Nhưng chúng ta cố gắng không sử dụng các bộ nguồn có hiệu suất quá thấp vì lý do kinh tế là chính. Nếu bộ nguồn tiêu thụ một lượng điện là 400W (AC in) để cho ra một công suất 320W (DC out) thì ta có thể nói bộ nguồn này có hiệu suất bằng 80% và 20% (80 W) còn lại bị mất đi dưới dạng nhiệt. Có một điều bạn cần lưu ý là 80W này thực sự không mất đi hoàn toàn, mà nó sẽ “thể hiện” trong…hoá đơn tiền điện hằng tháng của bạn. Không những vậy, nó còn khiến môi trường làm việc cùa bạn nóng hơn. Và bạn lại phải tốn thêm một khoảng năng lượng để làm mát cho chính mình. Như vậy, sở hữu một bộ nguồn có hiệu suất cao đồng nghĩa với việc tiết kiệm năng lượng điện. Bộ nguồn sẽ hoạt động êm hơn do có nhiệt độ thấp hơn và vấn đề nhiệt độ hệ thống không còn là nỗi lo hằng ngày của bạn.

IX. CÁC ĐẦU CẮM PHỔ BIẾN CỦA BỘ NGUỒN

Số lượng đầu cắm quyết định khả năng gắn thêm thiết bị (ổ cứng, các loại ổ quang,…) cho hệ thống của bạn. Ngoài các đầu cấp nguồn chính (ATX 20 chân hoặc 24 chân), 12V (4 chân) thì các đầu cấp nguồn cho thiết bị ngoại vi càng nhiều càng tốt. Một số bộ nguồn cao cấp còn được trang bị thêm các đầu cắm 12V (6 chân) cho card đồ hoạ PCI Express, các đầu cắp nguồn dành riêng cho các ổ cứng chuẩn SATA,…

X. HỆ THỐNG THOÁT NHIỆT CHO NGUỒN

Để giải quyết vấn đề nhiệt độ cho các linh kiện công suất trong bộ nguồn, tất cả các bộ nguồn hiện nay đều dùng phương pháp tản nhiệt bằng không khí là chính (dùng quạt để làm mát). Quạt thông dụng nhất có kích thước 80mm hoặc 120mm, tốc độ quay từ 2.200 ~ 3.500 vòng/phút. Quạt có tốc độ quay càng cao thì việc tản nhiệt càng hiệu quả nhưng độ ồn cũng tăng theo. Khi công suất bộ nguồn tăng do nhu cầu của hệ thống, vấn đề giảm nhiệt độ cho linh kiện trong bộ nguồn càng được các nhà sản xuất quan tâm hơn. Họ đưa ra nhiều cải tiến như tăng tốc độ quạt, thêm tính năng “quạt thông minh – smart fan”, sử dụng hai quạt (một hút, một đẩy), sử dụng quạt lớn (120 đến 150 mm), làm các khối kim loại tản nhiệt “hầm hố“ hơn hoặc kết hợp các cách trên lại với nhau.

XI. CÁC CHUẨN ATX 1.3 VÀ 2.X:

Hiện tại 2 chuẩn ATX phổ biến là chuẩn 1.3 và chuẩn 2.x (bên cạnh các chuẩn dành cho server của INTEL và AMD - xin phép không lạm bàn ở đây).

ATXV1.3: chỉ có 1 đường (rail) 12V và có thể có hoặc kô có đầu cấp nguồn SATA, thường thì các PSU chuẩn ATX V1.3 có hiệu suất thấp – chỉ đạt ~ 60 % - Và có đường điện chính là đường 5V (công suất 5V rất cao) (thích hợp cho những main cấp 5V cho CPU thế hệ cũ).

ATX 2.x: có đường điện chính là đường 12V (max là 18A cho mỗi rail đối với PSU có 2 rail 12V , nếu vượt quá giới hạn trên thì độ nhiễu sẽ tăng nhưng hiện đã có một số nguồn mới vượt qua được 18A..????..) trang bị đầu cấp nguồn SATA (bắt buộc), cấp nguồn PCie (VGA), 12V+ (cho main board) bên cạnh những đầu cấp nguồn HDD, Floopy thông thường, hiệu suất của PSU ATXV2.x thường đạt >70% một số PSU cao cấp có thể lên tới 80%. Theo xu hướng thời đại , chuẩn ATX 2.x đã và đang dần thay thế chuẩn ATX 1.3.
dangluan
dangluan
Ma mới
Ma mới

Tổng số bài gửi : 8
Join date : 13/05/2009
Age : 34
Đến từ : hcm

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết